Năm 2017 có lẽ được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao của kinh doanh trà sữa, khi ngày càng có nhiều cửa hàng trà sữa được mở ra Ta có, Tây có từ bình dân cho đến sang trọng... Cùng thời điểm các quán mỳ cay 7 cấp độ đã nhanh chóng bước vào thời kỳ bão hòa và thua lỗ, đóng cửa hàng loạt.
Nổi lên như một món đồ uống yêu thích của giới trẻ, trà sữa đang dần thay thế cho cà phê bởi những đặc tính dễ uống có vị ngọt thanh, hương vị đa dạng và thuận tiện trong việc di chuyển. Các quán kinh doanh trà sữa với không gian trang trí dễ thương đang dần được chọn làm địa chỉ gặp gỡ bạn bè, trò chuyện thay cho các quán cà phê, đặc biệt là với thế hệ 9x và 10x.
[caption id="attachment_354" align="aligncenter" width="450"]

Các quán trà sữa là địa điểm gặp gỡ bạn bè phổ biến của giới trẻ[/caption]
Thị trường kinh doanh trà sữa Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã sự hiện diện của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng biết tới như: Hot and Cold, Ding Te, The Koi, Gong Cha, Phúc Long ... hay gần đây nhất là Uncle Tea ... Mỗi thương hiệu ra đời lại kèm theo những " cơn sốt" mới như trà sữa kem cheese, trà sữa thú bông ...
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2017, trong khi tại thị trường Hà Nội, Ding Tea và Toto Toco là hai thương hiệu được khách hàng ghé thăm nhiều nhất thì ở Thành phố Hồ Chí Minh, vị trí dẫn đầu thuộc về Hot and Cold, Hoa Hướng Dương và Phúc Long.
[caption id="attachment_352" align="aligncenter" width="450"]

Nguồn hình ảnh: Cafebiz[/caption]
[caption id="attachment_353" align="aligncenter" width="450"]

Nguồn: Cafebiz[/caption]
Đăc điểm nhận diện chung của các thương hiệu này là sự dày đặc về độ phủ sóng thông qua hình thức mở chuỗi, cửa hàng nằm ở vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, không gian bên trong thiết kế gần gũi với giới trẻ, sản phẩm được chú ý đầu tư không chỉ chất lượng mà còn ở bao bì, ly hộp và tem nhãn.

Bên cạnh đó, các cửa hàng còn phát triển thêm hệ thống giao hàng riêng, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu đặt hàng và giao hàng online.
Kinh doanh trà sữa - không chỉ dừng lại ở trào lưu nhất thời
Thời điểm vào những năm 2002, trà sữa đã được du nhập vào Việt Nam thông qua các xe đẩy bán gần trường học. Nhưng phải gần 4 năm sau đó thức uống ngọt ngọt vị trái cây, ngầy ngậy vị sữa và có mùi thơm nhàn nhạt của trà mới xây dựng được chỗ đứng trong lòng giới trẻ.
Thời điểm đó, trà sữa được tạo ra theo công thức khá đơn giản, chỉ gồm trà pha với sữa (một ít sữa tươi và sữa đặc) cho thêm những hạt trân châu đen làm từ bột sắn mà khi nhai sẽ dai dai ngọt ngọt, không có nhiều loại topping, thạch kèm theo như bây giờ. Các quán trà sữa cũng chỉ là những cửa hàng nhỏ, quán nước ven đường hoặc các xe đẩy tập trung trước cổng trường với giá thành bình dân. Tuy không có thương hiệu rõ ràng nhưng vẫn rất thu hút khá đông học sinh, sinh viên.
Đến nửa cuối năm 2009, cơn sốt trà sữa trân châu có dấu hiệu hạ nhiệt bởi hàng loạt các phóng sự, bài báo đưa tin về trà sữa làm từ thành phần không rõ nguồn gốc, trân châu làm từ nhựa polymer. Dư luận hoang mang, fan trà sữa quay lưng khiến cho nhiều quán, cửa hàng phải thanh lý, đóng cửa số còn lại thì chật vật để chứng mình trong sạch và tồn tại.
Mọi chuyện qua một bước ngoặt mới vào năm 2012, các thương hiệu trà sữa Đài Loan bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt với lời khẳng định nguyên liệu hoàn toàn sạch, phát triển mô hình theo dạng chuỗi với thiết kế không gian bài bản, nhân viên cùng hệ thống chuyên nghiệp.
[caption id="attachment_355" align="aligncenter" width="450"]

Các cửa hàng xây dựng chuỗi chuyên nghiệp hơn so với những năm 2009 trước đó[/caption]
Trà sữa dần lấy lại ánh hào quang cho mình khi hiện nay tại thị trường Việt đã có hơn 100 thương hiệu trà sữa lớn nhỏ cùng tồn tại với hơn 1.500 điểm bán.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Lozi cho thấy 53% người được hỏi uống trà sữa ít nhất 1 lần/ tuần. Từ đầu năm 2017, trung bình mỗi tháng lại có thêm 8 cửa hàng trà sữa được mở thêm.
[caption id="attachment_356" align="aligncenter" width="450"]

Sự đa dạng của các món thạch kèm theo giúp trà sữa ghi điểm với người tiêu dùng[/caption]
Khác với xu hướng nổi lên nhanh chóng và hạ nhiệt sau đó của mỳ cay 7 cấp độ do sự tò mò của người tiêu dùng, trà sữa dễ uống hơn, phù hợp với mọi độ tuổi, từ trẻ em, học sinh cho đến giới nhân viên văn phòng.
Không chỉ tại Việt Nam mà một số các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore ... trà sữa cũng là một trong những thức uống khá phổ biến. Như tại Malaysia đã có thương hiệu trà sữa truyền thống như Teh Tarik vậy ...
Dù tăng trưởng khá "nóng" nhưng ngành kinh doanh trà sữa vẫn tiếp tục được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ (15 - 34 tuổi) đối tượng tiềm năng chiếm tới 30% dân số Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý là thị trường F&B tại Việt Nam vẫn tăng trường ổn định với tốc độ 5,7%/ năm và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020, nên tiềm năng cho ngành kinh doanh trà sữa vẫn còn rất lớn.
"Từ giờ đến năm 2020 thị trường trà sữa vẫn còn phát triển, nhưng mình nghĩ bây giờ có 100 thương hiệu thì sau này còn lại một vài thương hiệu manh. Chỉ thương hiệu nào duy trì được chất lượng, dịch vụ cũng như thân thiện với khách hàng thì mới có thể tồn tại" CEO của Aroi kết luận.