• Tin tức
  • Diễn đàn
Thứ Năm, Tháng Năm 19, 2022
No Result
View All Result
ClbMarketing
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thị trường
    • Công nghệ
    • Tài chính
    • Quốc tế
    • Doanh nghiệp
  • Digital Marketing
  • Truyền thông
  • Chiến lược
  • Thương hiệu
  • Góc nhìn
  • Chia sẻ
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thị trường
    • Công nghệ
    • Tài chính
    • Quốc tế
    • Doanh nghiệp
  • Digital Marketing
  • Truyền thông
  • Chiến lược
  • Thương hiệu
  • Góc nhìn
  • Chia sẻ
No Result
View All Result
ClbMarketing
No Result
View All Result
Trang chủ Tin tức Thị trường

Hậu COVID-19: người tiêu dùng Việt quan tâm sức khoẻ, chuộng hàng nội và mua sắm Online nhiều hơn

Alice Phạm by Alice Phạm
23 Tháng Bảy, 2020
in Thị trường
0
Hậu COVID-19: người tiêu dùng Việt quan tâm sức khoẻ, chuộng hàng nội và mua sắm Online nhiều hơn

Một nghiên cứu của Nielsen công bố ngày 02/07/2020 vừa qua cho thấy có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm hậu COVID-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng & Hiệu quả; Sản phẩm có nguồn gốc địa phương và Công nghệ.

Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khoẻ trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đáng chú ý là người tiêu dùng Việt (NTD) cho biết họ quan tâm vấn đề sức khoẻ và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới và đồng thời sự sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác.

76% NTD Việt Nam chuộng hàng nội địa

So với mức trung bình toàn cầu, NTD Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% NTD cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). NTD ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Đây là một trong những mong muốn mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình Phục Hồi theo nghiên cứu về Các viễn cảnh cuộc sống Hậu COVID-19 của Nielsen. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung của NTD và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.

Bà Louise Hawley- Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam

Bà Louise Hawley- Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam

Sức khoẻ trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý I năm 2020, gần một nửa NTD Việt (49%, + 4% so với QIV 2019) xếp hạng sức khoẻ là mối quan tâm số 01, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, NTD đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất, đồng thời có chứa chất dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn. Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba NTD Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì NTD ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

“Dịch bệnh COVID-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của NTD cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi NTD tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc.” – bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.

Bán lẻ sụt giảm trong đợt dịch, nhưng với tinh thần lạc quan của NTD Việt, sức mua sẽ sớm phục hồi

Trong giai đoạn tháng 3 & tháng 4 vừa qua, toàn bộ ngành hàng FMCG đã chứng kiến sự sụt giảm 12%. Sự sụt giảm này phần lớn đến từ kênh truyền thống, trong đó kênh mua và tiêu dùng sau (Off Traditional Trade) chứng kiến sự sụt giảm 9%, trong khi đó kênh tiêu dùng tại chỗ (On Channel) còn sụt giảm mạnh hơn nữa với 36%. Điều này cũng rất dễ hiểu và lý giải được là do thói quen của NTD thay đổi – chuyển sang tiêu dùng tại nhà thay vì ăn uống ở ngoài như trước đây. Riêng kênh hiện đại (Modern Trade) chứng kiến xu hướng ngược lại với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay, với mức tăng 23% trong giai đoạn này.

 

bán lẻ sụt giảm trong đợt dịch

Ảnh: Internet

“Không thể phủ nhận rằng sẽ có những thay đổi rất lớn tiếp diễn trong một số lĩnh vực nhất định do hậu quả của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, trong lĩnh vực FMCG, chúng tôi biết rằng mặc dù NTD có thể trì hoãn những chuyến du lịch hay những vé xem phim, họ vẫn tiếp tục cần những sản phẩm như giấy vệ sinh hay thức uống có ga. Ngành tiêu dùng nhanh đại diện cho những hành vi thường thấy của NTD. Trong khi có sự khác biệt trong cách NTD mua sắm, kích cỡ hàng hoá, nơi họ mua và nơi họ lưu trữ, thì những nhu cầu tiềm ẩn và cách NTD sử dụng sản phẩm nhìn chung không thay đổi nhiều.

Trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như SARS ở Trung Quốc, thảm hoạ Fukushima ở Nhật Bản và gần đây – dịch MERS ở Hàn Quốc, tất cả đều tạo ra mô hình tương tự trong doanh số bán lẻ. Chúng ta có thể thấy doanh số bán lẻ thường bị hạn chế trong khoảng thời gian nhiều biến đổi của các cuộc khủng hoảng, sau đó thị trường có xu hướng quay trở lại kinh doanh như trạng thái bình thường và thậm chí có thể tăng trưởng tốt hơn. Tại Việt Nam, chỉ số niềm tin NTD (CCI) trong Quý I/020 vẫn duy trì ở mức cao, top 4 trên thế giới, đạt 126 điểm. So với quý cuối năm 2019, niềm tin của NTD Việt Nam vẫn ổn định với mức tăng 1 điểm, từ 125 lên 126. Do đó, đây cũng là một yếu tố kỳ vọng sự phục hồi nhanh chóng của sức mua NTD.”, ông Nguyễn Tiến Dzũng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Đo lường Bán lẻ, Nielsen Việt Nam chia sẻ.

 

Thương mại điện tử gắn liền với hành vi mua sắm hậu COVID, sản phẩm chất lượng và giao hàng nhanh sẽ chiến thắng trái tim NTD

mua hàng trực tuyến sẽ tăng hậu COVID-19

Ảnh: Internet

Trả lời khảo sát của Nielsen, 64% NTD cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn và 63% sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.

Theo ông Lê Hoàng Long – Quản lý bộ phận Tư vấn chuỗi bán lẻ, Nielsen Việt Nam, cho biết: “Xu hướng mua hàng trực tuyến chắc chắn sẽ tăng hậu COVID-19. Tuy nhiên, kênh trực tuyến sẽ tồn tại song song chứ khó có thể thay thế hoàn toàn các điểm bán trực tiếp. Dự báo sẽ có nhiều ‘cú bắt tay’ hơn nữa giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp để tạo ra hệ sinh thái đa kênh, như trường hợp các siêu thị và nhà cung cấp kết hợp với nền tảng phân phối trực tuyến như hiện nay”.

NTD Việt đang tái ưu tiên ăn tại nhà. Thậm chí trước thời gian cách ly xã hội trong tháng 4/2020, 83% NTD cho biết họ sẽ cắt giảm tần suất ăn uống bên ngoài. Xu hướng tiêu dùng tại nhà cũng sẽ trở thành một thói quen trong cuộc sống bình thường mới của NTD Châu Á với 62-86% NTD cho biết họ sẽ ăn tại nhà sau đại dịch. Khi NTD tiêu dùng tại nhà nhiều hơn thì sự tiện lợi như giao hàng nhanh và sản phẩm chất lượng sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy thương mại điện tử và giành chiến thắng trái tim NTD.

Theo Vietnam Nielsen

Tags: COVID-19
Alice Phạm

Alice Phạm

Related Posts

Kinh doanh gì để kiếm tiền thời khủng hoảng
Thị trường

Kinh doanh gì để kiếm tiền thời khủng hoảng

by Gia Bảo
20 Tháng Bảy, 2020
5
0

Kiếm tiền thời khủng hoảng - Khủng hoảng ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến nền kinh tế vĩ mô...

Read more
Chuỗi cửa hàng đồng giá 40.000đ tại Việt Nam thu lợi ra sao?

Chuỗi cửa hàng đồng giá 40.000đ tại Việt Nam thu lợi ra sao?

17 Tháng Một, 2022
0
Mua sắm thế nào để tiết kiệm nhất?

Mua sắm thế nào để tiết kiệm nhất?

1 Tháng Năm, 2019
0
Kinh doanh trà sữa liệu có cùng số mệnh với mỳ cay 7 cấp độ?

Kinh doanh trà sữa liệu có cùng số mệnh với mỳ cay 7 cấp độ?

20 Tháng Một, 2020
0
Thị trường fastfood Việt đang bước vào giai đoạn bão hòa

Thị trường fastfood Việt đang bước vào giai đoạn bão hòa

2 Tháng Năm, 2019
0
Next Post
Gojek sẽ từ bỏ thương hiệu GoViet?

Gojek sẽ từ bỏ thương hiệu GoViet?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

87 − 84 =

Gợi ý cho bạn

Hosting tốt nhất dành cho Wordpress

Bình luận mới

  • XKLD Nhật trong Kinh doanh gì để kiếm tiền thời khủng hoảng
  • Thơm trong Kinh doanh gì để kiếm tiền thời khủng hoảng
  • Thơm trong Kinh doanh gì để kiếm tiền thời khủng hoảng

Liên hệ

Email: info@clbmarketing.com
Phone: 0974438847

Tất cả danh mục

  • Chia sẻ
  • Công nghệ
  • Digital Marketing
  • Doanh nghiệp
  • Góc nhìn Marketing
  • Marketing Chiến Lược
  • Quốc tế
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Thương hiệu
  • Tin tức
  • Truyền thông – Quảng cáo

Tin mới nhất

Meta Facebook

Meta hứa hẹn hệ sinh thái quảng cáo dựa vào “ít dữ liệu hơn” trong kế hoạch thúc đẩy quyền riêng tư

30 Tháng Mười Hai, 2021
Google Internal Link

Liên kết nội bộ cho Google cảm giác quan trọng ở cấp độ trang

29 Tháng Bảy, 2021
  • Trang chủ
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Quảng cáo

© 2020 ClbMarketing - Thảo luận tại Diễn đàn Marketing Việt Nam.

No Result
View All Result
  • Tin tức
  • Digital Marketing
  • Truyền thông – Quảng cáo
  • Góc nhìn Marketing
  • Marketing Chiến Lược
  • Thương hiệu
  • Chia sẻ
  • Trang chủ

© 2020 ClbMarketing - Thảo luận tại Diễn đàn Marketing Việt Nam.