Chuỗi cửa hàng đồng giá 40.000đ tại Việt Nam thu lợi ra sao?
Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam đón nhận một loạt những cửa hàng đồng giá 39.000đ - 40.000đ đến từ các nhãn hàng đến từ Nhật Bản đã thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng Việt. Ở Daiso, trong khi những món đồ chơi nhỏ bé, nhiều màu sắc là điểm thu hút những người bạn nhí, thì với người lớn, những bà nội trợ là những vật dụng hằng ngày chỉ với 40.000đ, thật quá hấp dẫn
Cửa hàng đồng giá - cánh tay của các chuỗi siêu thị Thực tế, mô hình cửa hàng đồng giá đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2006. Vị trí trung tâm thành phố, gần trường học là nơi tập trung của những dạng cửa hàng này. Với mức giá 5.000 - 10.000 đồng khi đó đã có thể cho phép giới học sinh sắm được bút và tập vở. Phụ nữ, những bà nội trợ cũng là những khách hàng đóng góp vào doanh thu cho cửa hàng đồng giá với các sản phẩm như kẹp tóc, phụ kiện nhỏ. Hàng loạt cửa hàng mọc lên ở nhiều tuyến phố, mô hình đồng giá đã thực sự bùng nổ vào năm 2013. Khi đó, thị trường đồng giá khá chật chội, lượng khách hàng không tăng lên tương ứng đã khiến nhiều chủ cửa hàng phải chật vật đóng cửa. Trong số ít cái tên còn lại chính là Daiso và Kymonoya là hai thương hiệu nổi bật khi vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Daiso, người tiêu dùng có thể tìm thấy các các vật dụng trang trí, phụ kiện làm đẹp, đồ gia dụng, văn phòng phẩm ... Tất cả các sản phẩm đều có nhãn phụ ghi dòng chữ "PP bởi: Cty TNHH Aeon Việt Nam". Điều này cũng thể hiện rằng chuỗi cửa hàng đồng giá Daisoo là một phần trong cuộc chiến giành thị phần bán lẻ là Aeon đang tham dự. Cách không xa Daiso là cửa hàng đồng giá Komonoya. Đa số khách hàng được hỏi đều nghĩ rằng hai thương hiệu này cũng của doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Nhưng đơn vị quản lý nhượng quyền Komonoya là Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Sau hoạt động thâu tóm chuỗi siêu thị BigC (ngành bách hóa) và Nguyễn Kim (ngành hàng điện máy), Central Group đã đưa về Việt Nam thương hiệu Komonoya để trực tiếp cạnh tranh với Daiso trong mô hình chuỗi của hàng đồng giá Lối đi riêng, nguyên lý chung Tại Daiso và Komonoya có tới hàng nghìn chủng loại sản phẩm ở mỗi cửa hàng. Tất cả đều được bán với mức giá 40.000đ. Các sản phầm này phần lớn chính là các nhóm phụ kiện làm đẹp,vật dụng trang trí, đồ làm bếp, làm vườn, văn phòng phẩm ... Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên chính là khách hàng vẫn có thể tỉnh táo để nhận diện giữa 2 cửa hàng đồng giá này. Không chỉ khác nhau về màu sắc nhận diện, sản phẩm điểm nhấn của từng nhãn hàng cũng khác nhau rõ ràng. Trong khi lối đi vào của Komonoya là các sản phẩm gia dụng thì phía Daiso lại trưng bày phụ kiện làm đẹp, vật dụng trang trí bắt mắt. Xuất xứ hàng hóa của Daiso và Komonoya cũng hoàn toàn khác nhau, theo những nhãn phụ đi kèm, có nhiều công ty tham gia vào các khâu sản xuất, nhập khẩu và phân phối. Một số các mặt hàng ở Daiso được sản xuất trong nước. Theo Daiso Việt Nam, 10% - 40% sản phẩm trong chuỗi có xuất xứ từ Nhật Bản, số còn lại sản xuất ở Việt Nam và Trung Quốc. Trả lời báo chí, bàn Nguyễn Thùy Trang, Giám đốc Điều hành Daiso Việt Nam cho biết Daiso có khả năng phát triển nhờ vào việc thu lợi nhuận từ số lượng tiêu thụ lớn. Theo bà Trang, việc kinh doanh hàng đồng giá tại Việt Nam cần tính toán rất kỹ lưỡng về tỉ lệ hàng hóa như thế nào là hợp lý. "Phải xem xét thực tế để quyết định tỉ lệ phù hợp tại thị trường Việt Nam là lỗ 10% để lãi 90% hay bao nhiêu?" - bà Trang lấy ví dụ. Một cách đơn giản, có thể hiểu ý nghĩa của ví dụ mà bà Trang đưa ra như sau. Có khoảng 10% lượng hàng có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị bán ra, và 90% những mặt hàng có giá thấp hơn trong cửa hàng đồng giá. Chủ cửa hàng đồng giá thường thu lợi nhuận từ 90% lượng hàng hóa bán ra để chấp nhận lỗ một khoản nhất định trên 10% lượng hàng hóa có giá trị cao hơn. Trước đó, ông Robert Trần, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Tư vấn Chiến lược Bobenny khi vực Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương nhận xét, muốn có lợi nhuận từ mô hình kinh doanh đồng giá phải đạt số lượng cửa hàng lớn gấp đôi hoặc gấp ba lần so với các nước, tức phát triển ở mức hàng trăm cửa hàng. Hiện tại, chỉ mới có 6 cửa hàng Daiso, còn số cửa hàng của Komonoya là 16. Cả 2 đều đang đẩy mạnh thiết lập các gian hàng nhỏ hơn trong một số siêu thị, trung tâm mua sắm như Lotte, BigC ... với mong muốn phát triển về mạng lưới cửa hàng, điểm phân phối của thương hiệu. Trong khi đó, khách hàng tại các cửa hàn đồng giá vẫn chậm rãi xem xét từng món hàng trước khi bỏ vào giỏ. Họ cho rằng số tiền 40.000đ là cao hơn nhiều so với việc mua các sản phẩm tương tự ở các kênh phân phối truyền thống. Và dường như con đường chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng Việt cần đòi hỏi sự kiên trì nhiều từ các cửa hàng.Th. An