Liệu có kết thúc Win-Win cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Posted
By lanchau
Trong một thế giới hội nhập và phát triển, các nước luôn tìm cách hợp tác và đạt được thỏa thuận win-win trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn tại sao tổng thống Trump lại kiên quyết thực hiện chiến tranh thương mại không khoan nhượng với Trung Quốc, điều khiến cho cả hai quốc gia đều thiệt hại? Liệu có cơ hội cho hai bên ngồi xuống đàm phán để cùng thắng lợi? [caption id="attachment_1251" align="aligncenter" width="600"]chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung[/caption] Trong cuộc đàm phán hợp tác, mỗi bên đều có một mục đích riêng của mình. Tất cả những thỏa thuận, điều khoản chỉ là công cụ nhằm đạt được mục đích (công khai hay bí mật) của các bên. Nếu không hiểu rõ mục đích của đối phương và của chính mình, các bên có thể thất bại thảm hại trong cuộc đàm phán dù giành được rất nhiều điều khoản có lợi. Giống như việc kết hôn, mục đích tối thượng là hai cá thể về chung sống với nhau, yêu thương và hạnh phúc. Tờ giấy kết hôn chỉ là một công cụ giúp hiện thực hóa điều đó, tuy nhiên nó không đảm bảo cho hạnh phúc của đôi lứa. Nếu hiểu rõ mục đích thì các bên tham gia đàm phán sẽ có rất nhiều cách để đạt được điều mình muốn. Khi mục đích là sống chung để chia sẻ yêu thương thì các cặp đôi hoàn toàn có thể tự dọn về sống chung, không cần kết hôn. Vậy nên, không bao giờ chỉ có một cách duy nhất để đạt được mục đích. Quay lại mối quan hệ Mỹ-Trung, chiến lược Win-Win sẽ không thể áp dụng khi thiếu hai nhân tố: sự tin tưởng và cam kết. Mục đích của hai quốc gia đều là chiếm lĩnh vị trí cường quốc số 1 thế giới, từ đó xoay trục tạo ảnh hưởng, xây dựng thế giới đơn cực với Mỹ hoặc Trung là trung tâm. Để đạt được mục đích này, hai bên vừa hợp tác, cũng vừa đấu đá nhau trên rất nhiều mặt trận từ thương mại tới chính trị. Một mặt hợp tác, một mặt đấu đá là chuyện rất bình thường trong ngoại giao giống như Samsung vẫn sản xuất, thương mại màn hình điện thoại cho Apple, nhưng hai bên vẫn kiện nhau về bản quyền sáng chế từ năm này qua tháng khác. Từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã “chơi xấu” Mỹ rất nhiều. Trung Quốc cấm các tập đoàn Mỹ như Google, Facebook,…tham gia vào thị trường tỷ dân. Với những công ty Mỹ vào được Trung Quốc, họ sẽ bị bắt ép chuyển giao công nghệ và kĩ thuật cho Trung thông qua các thỏa thuận, điều khoản hoặc Trung sẽ nắm phần lớn cổ phần. Thêm nữa, Trung Quốc luôn cố dìm giá đồng Nhân dân tệ, để có lợi khi xuất khẩu nhiều hàng hóa vào Mỹ (thâm hụt thương mại lên đến 55,5 tỷ USD vào tháng 10/2018). Với cách hành xử như vậy, Mỹ hoàn toàn không có niềm tin và sự cam kết với Trung Quốc. Khi không tin tưởng, chúng ta sẽ không thể bộc lộ mục đích thực sự của mình, để từ đó tìm ra cách giải quyết cùng thắng lợi cho đôi bên. Hơn nữa, việc đàm phán sẽ là vô nghĩa và tốn thời gian nếu hai bên không cam kết thực hiện những gì đã thỏa thuận. Khi không có sự hợp tác, chiến lược của Mỹ sẽ là cạnh tranh và đi những nước cờ tối ưu hóa lợi thế của mình, mặc kệ sự đáp trả của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại bằng hình thức áp thuế chỉ là một công cụ, bước đi nhỏ của Mỹ trong toàn cảnh cuộc chiến. Nước Mỹ còn tấn công Trung Quốc trên rất nhiều mặt trận khác. Mặt chính trị, Mỹ tìm cách dẫn độ phó chủ tịch Huawei về Mỹ, xiết chặt, thậm chí đuổi một lượng du học sinh Trung Quốc về nước. Mặt công nghệ, công ty SpaceX phóng 60 vệ tinh với mục đích phủ sóng Internet tốc độ cao toàn cầu, chiếm lợi thế trong cuộc chạy đua công nghệ viễn thông tương lai. Các công ty công nghệ Mỹ và các nước đồng minh dừng hợp tác với Trung Quốc, kéo chậm tốc độ phát triển công nghệ của nước này. Việc cạnh tranh tấn công mạnh mẽ Trung Quốc tất nhiên sẽ gây một số tổn hại nhất định tới Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ có đủ năng lực để chấp nhận, có tiềm lực để “lỳ đòn” hơn Trung Quốc nên hoàn toàn có thể áp đặt lối chơi theo ý mình. Nếu hai nước có ngồi xuống đàm phán trong tương lai thì đó là đàm phán để thỏa hiệp và nhượng bộ, chứ không phải hợp tác Win-Win.

NCS Tiến Sĩ Vũ Minh Trường (ĐH James Madison) - FB QT&KN

About Author