Marketing Chiến Lược
Chiến lược sản phẩm trong thời buổi khó khăn
“Ngon, bổ, rẻ” đang là những từ được người tiêu dùng nghĩ đến nhiều nhất khi ra quyết định mua sắm trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Và sự thay đổi này của người tiêu dùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều DN đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chiến lược sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm trong thời buổi khó khăn
Để một sản phẩm ra đời, có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận, DN phải bỏ ra tiền trăm, tiền tỉ để nghiên cứu và đưa ra một chiến lược sản phẩm bài bản, hiệu quả và phù hợp.
Khủng hoảng chiến lược sản phẩm
Trong giai đoạn khó khăn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu tối đa, đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Nhiều DN đã rơi vào tình trạng khủng hoảng chiến lược sản phẩm. Bởi những gì mình đã vạch ra, đã định hướng từ trước cho sản phẩm của mình đều không còn phù hợp với sự biến đối của thị trường hiện tại. Và đó là lý do có không ít sản phẩm của DN đang lặng lẽ ra khỏi thị trường mà không ai hay biết. Còn những DN tỉnh táo hơn thì cũng đang tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế, lật ngược ván cờ nhằm tìm đường sống cho mình. Chiến lược sản phẩm của Cty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn hiện nay là “đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình sử dụng”. Theo đó các sản phẩm của Cty này sẽ được bào trì không giới hạn. Tương tự, chiến lược sản phẩm của Cty Casumina là đa dạng về chủng loại, luôn có sản phẩm mới để cạnh tranh với chính các sản phẩm hiện tại của Cty.
Ngoài ra nhiều DN khác nỗ lực đi theo chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, một số DN còn thay đổi hẳn chiến lược sản phẩm, chuyển từ sản phẩm cao cấp sang sản phẩm bình dân, giá rẻ để bám trụ với thị trường. Nhưng khi đi theo chiến lược này, một số Cty đã gặp phải sự phản ứng từ phía khách hàng, do bị đánh đồng việc thay đổi như vậy đồng nghĩa với sự đi xuống của chất lượng sản phẩm. Đây là trường hợp mà Cty Cửa Á Châu đã từng phải đối mặt. Và đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là một Cty kinh doanh trong thời trang cao cấp đang rất băn khoăn trước quyết định có nên thay đổi chiến lược chuyển sang kinh doanh hàng bình dân hay không?
Đổi chiến lược – nên chăng ?
Trong chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO số 46 với chủ đề “Quản trị kinh doanh – Chiến lược sản phẩm thời khủng hoảng” phát sóng trên VTV1 lúc 10h15 sáng Chủ nhật ngày 30/12/2012 7 vị Doanh nhân của chương trình đã thảo luận rất nhiều về vấn đề này.
Theo CEO của chương trình thì Cty không chuyển sang kinh doanh hàng bình dân mà sẽ giảm giá sâu cho những sản phẩm chuẩn bị hết mùa, đồng thời đẩy mạnh truyền thông cho các chương trình giảm giá. Đồng thời, Cty cần mở rộng đối tượng khách hàng và định vị lại sản phẩm. Về dài hạn, Cty sẽ mở rộng sang phân khúc trung cấp, mở thêm dòng thời trang cao cấp cho trẻ em và đầu tư nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu mã sản phẩm. Đối với vấn đề này, HĐQT của chương trình đồng ý với giải pháp không chuyển sang phân khúc hàng bình dân, nhưng lưu ý thêm với CEO rằng cần thận trọng đối với chi phí tiếp thị và truyền thông cũng như nên cân nhắc thêm về việc mở thêm các dòng sản phẩm mới. Cty nên cải tiến sản phẩm trên cơ sở giảm chi phí, giảm giá sâu và ngừng sản xuất các mặt hàng lỗi mốt. Cty phải cắt giảm chi phí không cần thiết của toàn bộ hệ thống, đồng thời tìm kiếm các hợp đồng gia công cho các Cty, trường học, và liên kết với các DN gần với lĩnh vực thời trang.
Theo DĐDN
Marketing Chiến Lược
Inbound Marketing là gì? – Marketer nhất định phải đọc
Inbound Marketing là gì? Inbound Marketing và Outbound Marketing khác nhau ra sao? Tại sao nhắc tới Inbound Marketing là nhắc tới Hubspot?… Là những câu hỏi thường nghe khi nhắc đến Inbound Marketing. Và tất cả sẽ được giải thích đầy đủ thông qua bài tổng hợp dưới đây. (more…)
Marketing Chiến Lược
Kiến và Sư tử: Ai đã, sẽ là ông chủ nhất định phải đọc
Nghệ thuật quản lý qua câu chuyện về chú nhân viên Kiến nhỏ bé và ông chủ Sư Tử. Chúng tôi xin được đăng tải toàn bộ câu chuyện này để bạn đọc, đặc biệt là những nhà quản lý có thể rút ra cho mình những giá trị riêng:
Marketing Chiến Lược
Khi thương hiệu cao cấp cần một “người em” cấp thấp
Chiến lược hai thương hiệu giúp che dấu ý đồ, khiến đối thủ khó nhận ra chiến lược marketing.
-
Digital Marketing3 năm trước
13 mẹo tăng traffic tự nhiên cho Website
-
Marketing Chiến Lược10 năm trước
McDonald’s “tấn công” vào Việt Nam như thế nào?
-
Thị trường6 năm trước
Chuỗi cửa hàng đồng giá 40.000đ tại Việt Nam thu lợi ra sao?
-
Digital Marketing1 năm trước
Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và ví dụ điển hình
-
Công nghệ2 năm trước
Meta hứa hẹn hệ sinh thái quảng cáo dựa vào “ít dữ liệu hơn” trong kế hoạch thúc đẩy quyền riêng tư
-
Digital Marketing4 năm trước
Google ra mắt “danh sách sản phẩm phổ biến” trong kết quả tìm kiếm tự nhiên trên di động
-
Chia sẻ10 năm trước
Luận Văn: Xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty VINAWIND
-
Digital Marketing3 năm trước
Podcast Marketing: Xu hướng tiếp thị tiết kiệm hiệu quả