Kết nối

Góc nhìn Marketing

Những bài học marketing kinh điển: Bán lược cho sư

Đã đăng

lúc

Người bán hàng phải là người tạo ra nhu cầu, kích thích cho nó xuất hiện để bán hàng. Câu chuyện dưới đây sẽ cho thấy điều đó.

bán lược cho sư
Bán lược cho sư. ảnh minh họa – internet.

Trong sách dạy về phương pháp đánh giá thị trường thường đưa ra một câu chuyện kinh điển bán giầy ở châu Phi. Số là hai hãng sản xuất giầy nọ cử nhân viên tới châu Phi tìm hiểu phát triển thị trường tại đây. Một nhân viên khi xem xét tình hình đã điện về công ty mình “Không hy vọng phát triển ở đây, vì người dân xứ này chỉ đi chân đất”. Còn nhân viên kia lại điện về hãng của mình rằng “Hãy đến đây thật nhanh, vì đây là nơi lý tưởng để bán giầy. Người dân ở đây chưa ai có giầy để đi cả”. Kết quả công ty thứ hai sắp đặt kế hoạch phát triển thị trường ở châu lục này và đã thành công.

Câu chuyện trên cho thấy, cùng một sự việc nhưng có hai cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Người dân đi đất chỉ là một thói quen trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu. Nếu coi đó là sự bất biến thì sẽ có cách nhìn tiêu cực như người thứ nhất. Ngược lại, nhận thấy thói quen đó có thể cải biến cùng điều kiện kinh tế được cải thiện, sẽ có cách nhìn tích cực như người thứ hai. Như vậy, vấn đề của nhân viên tiếp thị, khai thác thị trường chính là phát hiện nhu cầu tiêu dùng tiềm năng để có kế hoạch đáp ứng.

Nhưng nếu như vậy cũng chưa đủ. Người bán hàng phải là người tạo ra nhu cầu, kích thích cho nó xuất hiện để bán hàng. Câu chuyện dưới đây sẽ cho thấy điều đó.

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.

Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa rằng: “trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối”. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

(Nguồn : vnexpress)

Nội dung đầy đủ

Góc nhìn Marketing

COVID-19 đã thay đổi Digital Marketing thế giới ra sao

Đã đăng

lúc

Tác giả

COVID-19 là đại dịch toàn cầu đang khiến tình hình kinh tế xã hội thế giới nói chung và hoạt động marketing nói riêng hoàn toàn thay đổi. Tính đến nay (22/03/2020) đã có 189 quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm bệnh, rất nhiều quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp với khuyến cáo người dân không ra ngoài trong thời gian này.

Khi chính quyền các quốc gia trên toàn thế giới khuyến khích mọi người ở trong nhà, chúng ta bắt đầu nhanh chóng thấy ngay hậu quả mà virus corona gây ra: nó có tác động rất lớn đến đời sống xã hội cũng như các nền kinh tế.

Và sự tác động đó tạo ra sự phân hóa to lớn cho nền kinh tế trực tuyến toàn cầu.

Điện thoại di động hiện là phương tiện chủ đạo để mọi người giao tiếp, nghiên cứu, và mua sắm. Nói cách khác, di động là cách chúng ta hiện thực hóa tất cả ý định và mục đích của mình trong nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại.

Dưới đây là những con số thống kê về sự chuyển dịch (chi tiêu quảng cáo trực tuyến) của các nhóm ngành cho đến năm 2020 do nền tảng thống kê hàng đầu trong lĩnh vực Digital Marketing – Singular mang đến:

Thông tin số liệu & các biểu đồ thống kê tình hình chi tiêu quảng cáo trong bài viết này được phân tích từ thị trường tài chính, tiêu dùng Hoa Kỳ do Singular thực hiện. Các thông tin mang tính chất tham khảo.

Thị trường Game: tăng 25% do tác động của COVID-19

Thị trường Game là ngành công nghiệp đang tăng trưởng khi cả thế giới dừng các tương tác kinh tế – xã hội. Chúng ta đang chứng kiến ​​sự gia tăng ổn định kể từ giữa tháng 02/2020, với mức tăng đến 25% trong tuần thứ hai của tháng 03 tính từ điểm thấp nhất.

Thị trường Game: tăng 25%

Chúng ta đã thấy câu chuyện này ở Trung Quốc. Giám đốc điều hành của Singular tại Trung Quốc cho biết: gần đây các công ty game đang đạt mức doanh thu cao nhất vì người dân đang ở nhà và chơi game.

Bán lẻ: tăng 34% trong tháng 3 sau đột biến của tuần Super Bowl

Chi tiêu dành cho quảng cáo bán lẻ khá ổn định trong suốt cả năm cho đến nay, với hai trường hợp ngoại lệ: tuần đầu tháng hai của chương trình Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ – Super Bowl – nơi mà đại đa số các nhãn hàng lớn nhỏ không muốn bỏ phí chương trình truyền hình được xem nhiều nhất trong năm dù chi phí quảng cáo ở đây là khá đắt đỏ; và một bước tăng trưởng vào đầu tháng ba.

Các nhà tiếp thị có xu hướng khởi động chi tiêu quảng cáo trước một sự kiện thực tế. Với người đọc toàn cầu khắp châu Á và châu Âu, dữ liệu Singular tại Mỹ giai đoạn này có thể hiểu là đang cho thấy một số phản ứng sớm của thị trường quảng cáo tiêu dùng với thông tin dịch bệnh COVID-19, nhưng thực tế hơn chính là phản ánh sự cường điệu của sự kiện Super Bowl.

Tuy nhiên, những gì chúng ta đã thấy vào đầu tháng 3 là sự tăng trưởng của các đơn đặt hàng online.

Người dân đang mua sắm ít hơn trong các cửa hàng vật lý để duy trì khoảng cách an toàn. Đa số người dân muốn đặt nhu yếu phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác trực tuyến qua điện thoại di động, và nhận hàng tận nhà. Trên thực tế, xu hướng này đang phát triển rất nhanh, các nhà bán lẻ trực tuyến lớn đang đối mặt với khó khăn trong việc cung cấp phương thức giao hàng cho tất cả mọi người ở các thành phố lớn, đặc biệt là hình thức vận chuyển trong 1 ngày hoặc nhanh hơn.

Social media: tăng 29%

Khi cách duy nhất bạn có thể tương tác với xã hội là thông qua phương tiện kỹ thuật số, nhu cầu cài đặt các nền tảng ứng dụng xã hội sẽ tăng lên. Sau khi giảm vừa phải sau Giáng sinh, đã có sự gia tăng ổn định hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội trong bốn tuần qua.

Lần cuối cùng chi tiêu tiếp thị cho truyền thông xã hội cao như vậy là thời điểm ngay trước Lễ Tạ ơn – tháng 11 năm 2019. Hy vọng danh mục này sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là các ứng dụng và nền tảng cho phép tương tác video trực tiếp thời gian thực.

Tại sao vậy? Người hướng nội có thể thích tắt máy, nhưng người hướng ngoại cần thời gian dành cho giao tiếp xã hội của họ.

Tiếp thị du lịch: giảm 38% cho đến nay

Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành công nghiệp du lịch đang bị tổn thương nghiêm trọng bởi COVID-19. Rất nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài, hoặc đã thiết lập các lệnh cấm du lịch.

Ngay cả các quốc gia không biên giới nổi tiếng của châu Âu cũng đang khôi phục việc kiểm tra và đóng cửa biên giới.

Do đó, du lịch hàng không dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2020 lần đầu tiên sau 11 năm. Khách sạn đang gặp vô vàn khó khăn. Airbnb đang cho phép người dùng hủy đặt phòng mà không bị phạt.

Và với việc cách ly COVID-19 tại các thành phố lớn như San Francisco hay Paris, ngay cả các tiện ích giao thông địa phương cũng khó được sử dụng.

Các ngành khác

Các ngành kinh doanh khác đang phản ứng theo những cách đôi khi khá bất ngờ.

Các dịch vụ theo yêu cầu

Các dịch vụ theo yêu cầu chỉ tăng nhẹ, với mức giảm trong tuần thứ hai của tháng Ba. Một phần trong số đó là các dịch vụ chia sẻ xe, thứ mà trong thời gian này mọi người không sử dụng nhiều.

Tin tức tăng trưởng

Thực tế chi tiêu của các công ty tin tức và thông tin đã tăng vọt hơn 11 lần từ đầu tháng 1 đến tuần thứ hai của tháng Ba. Mọi người có nhu cầu muốn biết chuyện gì đang xảy ra xoay quanh COVID-19 hoặc virus corona. Và các doanh nghiệp tin tức đang tận dụng cơ hội đó.

Dịch vụ tài chính

Đối với dịch vụ tài chính – chứng khoán: các khoản đầu tư đã chững lại, nhưng không có lựa chọn rõ ràng nào ngoài việc giữ và chờ đợi tăng giá sau khi dịch bệnh qua đi. Tương tự, tiếp thị fintech khá ổn định, nhưng giảm trong một tháng rưỡi qua.

Các nhà tiếp thị cần đưa ra quyết định nhanh chóng

Bây giờ hơn bao giờ hết, các nhà tiếp thị cần đưa ra quyết định nhanh chóng để nắm bắt cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro.

Đổi mới những điều bình thường: nhìn về tương lai

Điều quan trọng cần lưu ý là đại dịch coronavirus không chỉ ảnh hưởng đến tiếp thị kỹ thuật số. Đó là cuộc sống thực bị mất, đau khổ về thể xác và sự gián đoạn lớn hàng ngày trong cuộc sống của hàng tỷ người. COVID-19 là một sự kiện toàn cầu chưa từng có.

Lần thử thách lớn này có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cách chúng ta làm việc, giao tiếp, giải trí, mua sắm và cả cách chúng ta sống nói chung. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu là làm những gì chúng ta có thể để giúp tất cả vượt qua đại dịch này một cách an toàn.

Theo Singular – Dịch và biên tập: H.Thanh

Nội dung đầy đủ

Góc nhìn Marketing

Mua bán sáp nhập từ góc nhìn Marketing

Đã đăng

lúc

Tác giả

Trong một cuộc hội thảo, một khán giả đặt câu hỏi: “Vai trò của marketing trong M&A là gì? Xin diễn giả hãy chia sẻ những kinh nghiệm và best practices về marketing trước M&A, trong quá trình M&A và sau M&A?”.

(more…)

Nội dung đầy đủ

Góc nhìn Marketing

Bài học marketing từ Running Man, Bà Tưng

Đã đăng

lúc

Tác giả

Những hình ảnh tiêu cực về Bà Tưng chính là điểm mạnh thương mại của hiện tượng mạng này. Tương tự, sự khờ khạo tạo nên nét đáng yêu và hấp dẫn của thương hiệu Running Man.

(more…)

Nội dung đầy đủ

Chủ đề HOT