Lịch sử đồng hồ chronograph đo nhịp tim

Member
Bài viết
355
Điểm tương tác
0
Điểm
16
ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH ĐO NHỊP TIM LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Đồng hồ chronograph đo nhịp tim (còn biết đến với cái tên đồng hồ chronograph pulsometer) là một chiếc đồng hồ bấm giờ thông thường nhưng có thêm thang đo PULSOMETER xung quanh viền của mặt số.
Để sử dụng đồng hồ chronograph pulsometer, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bắt mạch và bắt đầu bấm giờ ngay trong nhịp tim đầu tiên.
Bước 2: Đếm đủ 30 nhịp tim thì bấm nút dừng lại. (Trong trường hợp thang PULSOMETER có cơ số tối đa là 15 thì đếm 15 nhịp tim rồi bấm nút dừng)
Bước 3: Dựa vào kim chronograph và thang đo pulsometer để đọc số nhịp tim trong 1 phút của bạn.



Đồng hồ chronograph pulsometer đã từng rất phổ biến trong quá khứ, chúng thường được các bác sĩ sử dụng để bắt mạch cho bệnh nhân. Ngày nay, tính năng đo nhịp tim của đồng hồ chronograph tương đối hiếm thấy trên thị trường, hầu hết các mẫu đồng hồ chronograph hiện đại sẽ dùng thang đo tachymeter thay vì pulsometer. Nguyên nhân chính là do công nghệ phát triển nhanh chóng, người ta có thể xác định nhịp tim thông qua một vài ứng dụng sức khỏe trên điện thoại di động, đồng hồ smartwatch hay đồng hồ digital bất cứ lúc nào họ muốn mà không cần thao tác rườm rà hay phải ngồi bắt mạch.

Nhưng dù sao đi nữa, đồng hồ chronograph đo nhịp tim cũng tồn tại như một phát minh nhân văn với mục đích cao cả trong quá khứ, và cũng là điều đáng tự hào của ngành chế tạo đồng hồ cơ khí lúc bấy giờ.
LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ CHRONOGRAPH ĐO NHỊP TIM
Lịch sử của việc đo nhịp tim bắt nguồn từ những ngày đầu tiên của thời cổ đại được ghi lại và có cả những câu chuyện về nguồn gốc phương Đông với yếu tố huyền bí. Một số người cho rằng một vị Hoàng đế Trung quốc (hay Huangdi, khoảng năm 2500 TCN) là người sáng lập thần kinh học - nghiên cứu về mạch đập. Một số người khác trích dẫn các mô tả của bác sĩ và nhà khoa học Hy Lạp Herophilus (khoảng năm 335-280 TCN).



— Hình ảnh mô tả Hoàng Đế vẽ bởi Cao Bá Tôn. Nguồn: Wellcome Images

Nhịp tim học của Huangdi và phương pháp thực hành ban đầu của Trung Quốc sau đó, là một mối liên hệ chủ yếu thần bí giữa nhịp đập với tiên lượng. Mặc dù không dựa trên quan sát lâm sàng, nhưng nó vẫn là cơ sở để xác định các chi tiết cụ thể như giới tính của thai nhi hoặc ngày mà đứa trẻ đó sẽ chết trong tương lai, ngay cả khi tương lai đó là 35 năm sau.



— Một vị thái y đang bắt mạch cho nữ nhân quý tộc, 1915. Nguồn: Thư viện Hình ảnh Mary Evans

Herophilus (335-280 TCN) - Cha đẻ của ngành giải phẫu học, người chỉ được biết đến qua các tác phẩm đầy kinh nghiệm của Aelius Galenus (131-200 CN), là người đầu tiên mô tả các xung động mạch nhịp nhàng bằng kích thước, tần số, lực và nhịp điệu của chúng. Ông cũng là bác sĩ đầu tiên được biết đến để đo nhịp tim theo tiêu chuẩn bên ngoài, đồng hồ điện tử hay đồng hồ nước.

Được biết đến sớm nhất từ năm 1417 TCN, đồng hồ nước sử dụng dòng chảy của nước vào hoặc ra khỏi bình được đánh dấu theo khoảng thời gian tương ứng. Một số người khác, bao gồm Archigenes (thế kỷ thứ nhất CN) và Rufus of Ephesus (thế kỷ thứ hai CN) đã mô tả thêm các biến thể xúc giác của mạch đập trước khi Galenus - nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã - tác giả 18 cuốn sách về mạch đập thống trị tư tưởng y học trong 1500 năm tiếp theo.



— Herophilus (phải) dạy giải phẫu học,1906, bởi Veloso Salgado. Nguồn: Wikipedia

Các bài viết của Galenus bao gồm các phép đo được thống nhất về mạch đập khi ông cố gắng hình thành một loại chẩn đoán xoay quanh các đặc điểm của nó. Mặc dù những chiếc đồng hồ đầu tiên được phát minh bởi người Hy Lạp, những mô tả của ông vẫn mang tính so sánh. Việc thiếu các tiêu chuẩn đo lường này sẽ khiến quá trình đo huyết áp bị trì trệ cho đến thời của Johannes Kepler và Galileo Galilei.

Đóng góp của Johannes Kepler (1571-1630 CN) cho lịch sử này tuy không lớn lao nhưng thực sự quan trọng. Ông là người đầu tiên xây dựng bảng nhịp tim bằng cách sử dụng máy đo thời gian bên ngoài. Ông nhận ra rằng nhịp tim “bình thường” là 80 nhịp/phút ở phụ nữ và 70 nhịp/phút ở đàn ông. Đáng chú ý, mặc dù đã trải qua một thiên niên kỷ rưỡi giữa các phép đo của ông và của người Hy Lạp, chiếc máy đo thời gian bên ngoài của ông vẫn là một loại đồng hồ nước.




— Hình minh họa đồng hồ nước của Ctesibius (285-220 TCN). Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên, Galileo Galilei (1564 - 1624 CN) sẽ chấm dứt điều đó. Luôn luôn đan xen lịch sử của horology và sphygmology, ông đã tạo ra một trong những công cụ chính xác đầu tiên: một máy tính thời gian dựa trên nhịp đập.

Phần mở đầu của đoạn lịch sử này là một câu chuyện nổi tiếng, mặc dù chưa biết là có mấy phần ngụy tạo. Khi đang ngồi trong nhà thờ ở Pisa, Galileo nhận thấy rằng sự lắc lư của một chiếc đèn chùm dường như xảy ra trong những khoảng thời gian không phụ thuộc vào chiều dài vòng cung của nó, hoặc khoảng cách chiếc đèn chùm lắc lư. Sử dụng nhịp đập của mình để theo dõi những khoảng thời gian này, ông xác nhận quan sát, điều này đã dẫn ông đến công trình nghiên cứu của chính mình - Equations for a Falling Body.

Hành trình khám phá các phương trình này ít được biết đến hơn, nhưng được ghi chép tốt hơn là việc ông tạo ra pulsilogon để tính thời gian cho các thí nghiệm của mình. Thiết bị này là thiết bị đầu tiên phân chia chính xác thời gian thành các khoảng thời gian ngắn hơn một chút, về cơ bản là một con lắc có chu kỳ dao động khớp với nhịp tim. Sau khi thiết lập con lắc điều chỉnh xung, Galileo đã có thể đo lường một cách chính xác hơn thời gian mà các quả bóng có trọng lượng khác nhau lăn trên mặt phẳng nghiêng. Không phải là đồng hồ bấm giờ Moinet, nhưng nó đủ để phát hiện ra rằng lực hấp dẫn có cùng tốc độ gia tốc lên tất cả các vật thể.



— Galileo Galilei, bức chân dung năm 1636 bởi Justus Sustermans. Nguồn: Wikipedia

Tựa như độ chính xác horologic tiến triển trong suốt nhiều thế kỷ - đỉnh điểm vào thế kỷ 18 và 19, các bác sĩ chậm rãi trở nên quan tâm nhiều hơn vào thời gian như một biện pháp y tế quan trọng. Chiếc pulsometer đầu tiên không phải một chiếc đồng hồ chronograph, nhưng đó đã đại diện cho một phát minh đầu tiên khác trong lịch sử chế tạo đồng hồ: kim giây. Người phát minh ra nó là bác sĩ John Floyer người Anh (1649-1734).

Để phục vụ cho việc theo dõi sự thay đổi của nhịp tim bệnh nhân, Floyer đã chế tạo một chiếc đồng hồ di động với bánh răng thủ công, kim giây và cần gạt để ông ấy có thể bắt đầu và dừng bộ máy để theo dõi từng giây trôi qua. Khi Floyer phát minh ra chiếc đồng hồ của mình vào năm 1709, độ chính xác của nó đáng kinh ngạc đến mức không một nhà sản xuất đồng hồ nào lúc bấy giờ chia khung thời gian của họ chi tiết đến dưới một phút.

Với phát minh của mình, John Floyer đã có thể ghi lại và theo dõi nhịp tim và hô hấp của bệnh nhân ở nhiều trạng thái khác nhau, từ đó so sánh tương đối giữa tình trạng của bệnh nhân với trạng thái của người thường. Mặc dù đây là phát minh quan trọng, nhưng nó lại tương đối không được đánh giá cao vào thời điểm đó, có thể do thực tế là nó chạy bất thường - sai số khoảng ±5 giây/phút.

Luxury Shopping
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
141,788
Bài viết
164,525
Thành viên
188,840
Thành viên mới nhất
sitevip

Quảng cáo

Hosting tốt nhất dành cho SEO

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
141,788
Bài viết
164,525
Thành viên
188,840
Thành viên mới nhất
sitevip

Quảng cáo

Hosting tốt nhất dành cho SEO
Bên trên